Khi thời tiết nổi giận
có lẽ chẳng có giải pháp nào cứu vãn ngoài việc đợi. Với vườn Trà của Dương Anh
cũng vậy. Tuy nhiên, sau khi gửi hình ảnh vườn Trà cho Thầy, nghe Thầy trao đổi,
thì tôi cũng thấy bớt căng thẳng và yên tâm đôi phần.
Rồi nắng cũng giảm, thời tiết cũng dễ chịu hơn, với những
công việc tỉ mẩn như: nhặt lá sâu, bắt sâu, nhổ cỏ, rải rơm, rải vôi, rải tro bếp,
đào hố trữ nước, trồng thêm cây tạo bóng mát (trồng ở rìa bãi)… thì cây Trà sau
3 tháng cũng bắt đầu thay đổi, cây khỏe hơn, lá xanh hơn, đều hơn, đất bắt đầu
mềm hơn, đã có chút mùn trên bề mặt, … mọi thứ đang tốt dần lên.
Tới lúc này thì mình mới bớt căng thẳng bởi thời thời tiết
khắc nghiệt ấy.
(ảnh vườn trà bị cháy nắng tháng 6/2015)
Công
việc cứ thế trôi, mọi điều thay đổi trên vườn dù là nhỏ nhất tôi cũng trao đổi
chi tiết với Thầy, từ đó tôi cũng hiều cây hơn, nhìn nó thay đổi tôi mừng lắm,
chặng đường ban đầu cũng có chút đổi sắc.
Và
cuối năm 2015 thì vườn trà của tôi đã xanh tốt, cây cao hơn đầu người, thân cây
to hẳn lên, xốp hơn, lá dầy hơn, bóng hơn, mỡ màng hơn và đất ẩm hơn, xốp hơn, ….
Cho
tới giờ vườn trà của Dương Anh sau thời gian gần 2 năm cải tạo thì cây đã phục
hồi được rất nhiều. Mọi thứ tốt lên một bậc nữa: Thân cao hơn chút nữa (hơn 2m),
lá to hơn, bóng hơn, dầy hơn, răng cưa nhọn hơn dù hoàn toàn không sử dụng hóa
chất.
(hình ảnh vườn trà tháng 11/2015)
Gia
đình nhà Dương Anh thường xuyên sử dụng lá trà tươi cho việc đun nước uống, tắm
cho trẻ nhỏ, kho cá, …
Xuất
phát từ thói quen uống lá trà tươi của gia đình, tôi nghĩ: Lá trà tươi là loại
thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và quê tôi nói riêng,
nhưng mà làm thế nào để nó bớt chát và có thể ủ cả ngày mà vẫn thơm ngon.
Tôi
mang băn khoăn đó hỏi Thầy và Thầy trao đổi, chỉ cho tôi từ:
- Việc chọn lá,
-
Thời điểm hái lá,
-
Rồi quy trình làm để đưa ra sản phẩm tốt…
(lá trà được chọn để làm sản phẩm trà Mộc Thanh)
Cứ
thế Tết năm 2016, tôi làm thử mẻ đầu tiên, rồi uống thử, và cứ lặp đi lặp lại đến
lúc mình ưng ý thì thôi.
Với
mẻ tôi ưng, tôi mang xuống Hà Nội để Thầy Bắc test thử. Và sau đó pha cho bạn
bè, người thích uống trà, hay uống trà và cả những người không thích trà uống
thử. Tất cả đều phản hồi tốt.
Từ
lúc thử làm lần đầu tiên là vào đúng dịp Tết Nguyên Đán 2016, rồi sản phẩm được
dùng để trải nghiệm lúc đó Thầy tôi gọi nó là Bancha.
Từ
việc uống thử xem mỗi lần tôi làm nó có hương vị như thế nào đến khi tìm ra
nguyên lý để ổn định sản phẩm mất khoảng 2 tháng (tháng 2/2016 đến tháng
4/2016).
Thầy
giúp tôi test và mời anh chị bên thực dưỡng trải nghiệm, phản hồi, … anh em, bạn
bè uống và gần như Bancha tôi làm chiếm được cảm tình của người sử dụng.
Tháng
4/2016 khi mọi vấn đề về sản xuất, chất lượng đã được đảm bảo thì tôi bắt đầu nghĩ
tới việc đặt tên rồi mặc áo cho sản phẩm.
Mộc
Thanh được chọn làm tên cho Bancha tôi làm dựa trên những đặc tính vốn có của sản
phẩm: Chất nước trong, sạch, mộc mạc,
hương mộc nhẹ nhàng như vốn có của lá chè già được xấy khô, vị thanh, tươi, ngọt
nhẹ và không chát nhưng vẫn giữ hương vị của lá trà tươi.
Sản
phẩm đã có tên và áo cũng được thiết kế xong và tôi bắt đầu đưa đến tay người
tiêu dùng một sản phẩm hoàn thiện như thế này:
(sản phẩm Trà Mộc Thanh - thành phẩm)